Cách trồng Sứ Thái Lan
Tên phổ thông: Sứ Thái Lan
Tên khoa học: Adenium obesum
Họ thực vật: Apocyanaceae
|
||||||||||
1/ Điều kiện ánh sang và nhiệt độ
Đây là loài cây ưa sáng , từ 70% tới 100 % ánh sáng
chiếu trực tiếp vào cây, trong 8-12 giờ mỗi ngày là tốt . Ánh sáng ít ,
cây tuy phát triển nhanh nhưng ẻo lả , dễ đổ , lá to , mỏng và xanh đậm ,
ít hoa và rất dễ bị thúi ủng nếu trồng ở môi trường dư nước . Cây đủ
nắng thì tuy phát triển chậm nhưng cứng cáp , nhiều hoa và bộ củ rất đẹp
. Vì thế , sứ nên được trồng ở nơi nắng nhiều , hơi khô hạn , diện tích
đất hẹp ( chậu , bồn …) . Sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng
nước tránh được hiện tượng thối củ . Ở những nơi tù túng về không gian ,
nắng nhiều thì nhiệt độ tăng cao , cây sứ phát triển không mạnh , lá
thường bị cuốn bờ mép . Ngược lại, ở những nơi tù túng về không gian thì
dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì cây vẫn phát triển xanh
tốt .
2/ Nước tưới Sứ là loại cây mọng nước ( có khả năng tích trữ nước trong thân , lá rễ , củ ) nên cây sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt , có khi 1, 2 tháng không tưới vẫn không chết , chỉ khô quắt lại , nhưng khi được chăm sóc nước nôi đầy đủ thì lại tíêp tục phát triển. Tuỳ chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý . Chú ý theo dõi sau mỗi lần tưới thì đến bao lâu đất trong chậu , bồn hoa trồng sứ khô đến 1/3 chậu tính từ lớp trên mặt , bấy giờ ta có thể tưới trở lại được . Nếu chất liệu trồng tơi xốp ( phân rơm , rác mục ) thì ta có thể phải tưới nước mỗi ngày . Độ PH từ 5,5-6,5 là vừa tốt . Dưới 5,5 thì nên bón thêm vôi .Nước bị nhiễm sắt cũng không tốt cho cây , làm cây chậm phát triển , rễ cùn , lá không xanh , nhỏ và quăn queo . 3/ Đất trồng . Đất càng tơi xốp , rễ càng phát triển và cây càng mạnh mẽ . Đất cát pha , phân rác , bột dừa , cát sạch , phân chuồng , tro trấu là những chất liệu thường được sử dụng cho sứ . Một số công thức đề nghị : 6 tro trấu + 1 đất cát + 1 cát + 1 phân chuồng Toàn bộ phân rơm mục . 4 cát + 1 phân chuồng . Chú ý loại hỗn hợp đất ta sử dụng để có cách chăm só tưới nước và bón phân hợp lý 4 / Phân bón Trong thành phần phân vô cơ căn bản NPK thì P và N giữ vai trò quan trọng với sứ .Khi bón cho sứ ta phải bón sao cho tỉ lệ P (lân) và K (kali) phải bằng hoặc lớn hơn N (đạm ). Nếu nhiều đạm thì cây phát triển nhanh, hơi mỏng cây , dễ ngả đổ và thúi cây do bị tổn thương trong môi trường khắc nghiệt. Có thể bón theo tỉ lệ sau : Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau một đoạn hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang Dùng phân NPK : 15-30-15 với liều lượng 2g / 1 lít nước , 15 ngày bón một lần . Giai đoạn vây trưởng thành , chuẩn bị ra hoa , cây đã có nhiều nhánh , nhánh lá phát triển tốt , dùng phân NPK : 6 - 30-30 liều lượng 2g / 1lít , 15 ngày bón 1 lần . _ Ngoài các phân vô cơ căn bản , sứ cũng các loại phân trung lượng , vi lượng để bổ sung cho cây trong qua trình phát triển ( như CA , Mg , Zn , Cu, Bo) Những loại phân này có thể bón ở các dạng phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ ( rác , chuồng , vi sinh.) _ Như đã nói ở trên , phân hữu cơ dùng bón cho sứ như phân rác cũ , phân chuồng, phân cá , phân bánh dầu đậu phộng , phân vi sinh. Nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm hư cây . Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày Chú ý không bón phân , xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ , cháy hoa . 5 / Phòng trừ sâu bệnh Sâu thường gặp là sâu xanh , ấu trùng bướm đêm , thường chỉ ăn các cây họ Apocynaceae . Nếu trồng sản xuất thì ta xịt thuốc khi phát hiện đọt non có vài dấu thâm đen , chảy nhựa Còn trồng chơi thì chú ý bắt sâu , trứng ( như trứng cá , màu xanh non ) Các loại rày trắng cũng là dịch hại đối với cây sứ . Ngoài ra còn có nhện đỏ .làm rụng lá và suy kiệt cây . _ Mỗi tháng xịt thuốc nấm chống úng một lần . _ Sứ cũng có thể bị bệnh tuyến trùng , do chất liệu đất trồng không được sạch làm ảnh hưởng đến bộ rễ sứ , chậm phát triển làm thúi củ.
Hoa Sứ Thái
|