Giới thiệu về cây Lan Hồ điệp (Phalaenopsis):
Hồ điệp Phalaenopsis thuộc họ lớn nhất trong vưong quốc các loài cây,
họ lan orchid (orchidaceae). Những loại này lá loại độc chân (không có
lá bên), trong khi đó nhánh chính tiếp tục phát triển quanh năm và chỉ
một chùm hoa có thể mọc ra từ một nách lá. Phalaenopsis có những lá mập
xếp thành 2 dãy đối xứng. Trong thiên nhiên,
Phalaenopsis phát triển trong tất cả các vùng nhiệt đới châu Á, Cây phát
triển trong tự nhiên ở nhiệt độ ngày là 28-35oC, đêm: 20-24oC và độ ẩm
tương đối cao Phalaenopsis ưa bóng râm, cây có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ và lá. Rễ cũng đóng vai trò neo giữ cây. Lan
Hồ Điệp có chừng 44 loại nguyên giống, mọc trên giẫy Hi mã lạp sơn đến
suốt châu Á và sang cả Úc châu. Việt Nam có chừng 7-8 giống. Vào năm
1750 G.E. Rumphius đã tìm ra cây Hồ Điệp nhưng lầm tưởng là một loại
Angraecum và sau này Carl Blume mới tìm ra cây Phalaenopsis amabilis vào
năm 1825. Theo tiếng La tinh chữ Phaluna có nghĩa là con bướm (moth) và
opsis có nghĩa là giống như. Lan Hồ điệp là một loại lan thân đơn,
ngắn, lá to và cứng, rễ dài. Những cây nguyên giống thường nở hoa vào
mùa đông xuân, các cây lai giống hoa nở quanh năm. Nếu nuôi đúng cách
lan hồ điệp có thể sống rất lâu. Có cây sống được trên 18 năm sau đó ra
hoa ở ngọn rồi mới chết
Điều kiện để trồng Hồ điệp thành công:
Lan hồ điệp là cây rất khó tính do đó khâu đầu tiên là phải chuẩn bị
nhà trồng để có thể khống chế được các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và
độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát
triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có
các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng nhiệt, thiết bị giảm nhiệt,
thiết bị điều chỉnh ánh sáng. Với điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta
thì làm nhà 2 mái vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng mùa hè, giữ được
nhiệt độ mùa đông.
Chuẩn bị giá thể: Giá thể
trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ
nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn hoặc rêu
"Chi Lê" nhập nội đã được xử lý an toàn nấm bệnh.
Chuẩn bị chậu:
Yêu cầu của chậu trồng lan hồ điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, màu
trắng và trong suốt thuận lợi cho bộ rễ phát triển và quang hợp. Khi cây
còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 - 6 tháng khi cây có khoảng
cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm.
Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn
18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm.
Kỹ thuật trồng cây vào chậu:
Khi mua cây giống về trồng bà con chú ý đến các cỡ của cây được phân
cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào
chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ
cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là
cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.
Chăm sóc:
Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 23 độ C, không được
thấp hơn 20 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích
hợp. Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa hè giảm bớt từ 80 -
90% lượng ánh sáng bình thường, mùa đông từ 60-70%. Sau trồng 1 tháng
bón thêm phân NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước
để phun cách 7-10 ngày/lần.
Thay chậu lần thứ nhất:
Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng
12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu,
tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới
nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1-2 miếng
xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan hồ điệp sinh
trưởng chậm, phải mất tới 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc
thêm 1 lá hoàn chỉnh. Khi cây có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm
hoa.
Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 bà con phải phun
dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng
vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10
ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân,
kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung
thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.
Thay chậu lần 2:
Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi
cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 - 20
tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này
tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già
trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau:
Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28
độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có
từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.
Trong thời gian này cần duy
trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ
8-10 độ C. Lan hồ điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng
dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ
trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra
nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ
2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và
sắc hoa tươi lâu hơn.
Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng
1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C,
ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc
dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở
gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho
trà hoa sau.
Hoa vàng
|